Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn là hệ thống vận chuyển hàng hóa được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, với mục đích nhằm nâng cao năng suất làm việc cho người lao động. Băng tải con lăn chỉ là một dòng nhỏ trong rất nhiều dòng băng tải nhưng ứng dụng của con lăn cho các dòng băng tải lại khác nhau. Con lăn băng tải được thiết kế bằng nhiều chất liệu khác nhau như: inox, thép, nhựa, cao su,… Vậy, cụ thể băng tải con lăn là gì và nó có những đặc điểm kỹ thuật nào? Hãy cùng Băng Tải Trường Xuân tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

1.Băng tải con lăn là gì? 

Băng tải con lăn là một trong những giải pháp thường xuyên của các doanh nghiệp lớn trong việc vận chuyển hàng hoá vừa và lớn. Do có độ bền cao  có thể hoạt động tốt trong điều kiện làm việc với hóa chất.

Băng tải con lăn thích hợp cho việc vận chuyển các sản phẩm có mặt phẳng cứng như thùng hàng, thùng carton, pallet với chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành quản lí luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp cho việc thiết kế hệ thống vận tải.

2.Chế tạo băng tải con lăn

  • Hệ thống khung được chế tạo bằng thép hoặc inox, thiết kế với tiêu chí dễ dàng tháo lắp và di chuyển. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu tải hàng nhẹ giải pháp tối ưu nhất được áp dụng hiện nay là sử dụng khung nhôm định hình.
  • Trục của các con lăn được sử dụng ống thép liền mạch hoặc là inox.
  • Vật liệu để chế tạo con lăn có thể là thép, inox, nhựa.
  • Bề mặt con lăn mạ kẽm, bọc cao su hoặc bọc gia cố nhựa…
  • Những loại con lăn được sử dụng cho băng tải bao gồm: con lăn thẳng, con lăn côn, con lăn tự chỉnh, con lăn inox, con lăn nhựa,…

3.Phân Loại băng tải con lăn

Phân loại băng tải con lăn theo truyền động: 

+ Băng tải con lăn truyền động. 

+ Băng tải con lăn không truyền động. 

Phân loại theo mức độ cơ động của băng: 

+ Băng tải con lăn cố định. 

+ Băng tải con lăn di động. 

Phân loại theo hướng vận chuyển: 

+ Băng tải con lăn thẳng. 

+ Băng tải con lăn cong. 

+ Băng tải con lăn nghiêng. 

+ Băng tải con lăn hình xoắn ốc. 

Phân loại băng tải con lăn theo cấu tạo của khung băng: 

+ Băng tải con lăn khung liền. 

+ Băng tải con lăn khung gián đoạn

 

4.Ưu điểm của băng tải con lăn trong ứng dụng công nghiệp 

  • Kết cấu đơn giản, chi phí không cao mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
  • Hệ số ma sát thấp, không thấm nước và bụi .
  • Đảm bảo tuổi thọ lâu dài vì chịu lực tốt, hoạt động ổn định và chất lượng tốt.
  • Ống thép chính xác cao đảm bảo các con lăn hoạt động với độ rung và tiếng ồn thấp. 

 

5.Đặc điểm thông số kỹ thuật băng tải con lăn

  • Chiều dài của băng tải con lăn sẽ giới hạn trong khoảng từ 1.000 – 20.000mm (tùy theo quãng đường vận chuyển sản phẩm thực tế).
  • Chiều cao của băng tải con lăn sẽ nằm trong khoảng từ 400-1.200mm. Đây là mức giới hạn chiều cao phù hợp để người lao động có thể thoải mái thao tác làm việc.
  • Chiều rộng của băng tải con lăn sẽ tùy thuộc vào kích thước của hàng hóa cần vận chuyển nhưng thường có giới hạn từ 500-2000mm
  • Đường kính của con lăn nằm trong khoảng ø34 – ø 219 (mm)
  • Độ dày con lăn nằm trong khoảng từ 2mm-20mm
  • Khoảng cách giữa 2 con lăn thường có kích thước: 80, 120, 150 hoặc 180 (mm). Tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng thực tế của sản phẩm mà bạn có thể chọn loại con lăn phù hợp.
  • Khung cần được làm từ thép sơn tĩnh điện hoặc inox để đảm bảo độ bền cao, chắc chắn và chống rỉ sét, ăn mòn.

 

6.Mua con lăn băng tải ở đâu?

Để tư vấn và thiết kế băng tải con lăn, khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 92 323 9595 – 0904 645 621. Băng Tải Trường Xuân với công nghệ hiện đại và đội ngũ giàu nhân viên kinh nghiệm sản phẩm luôn mang đến độ chính xác cao, làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Hiện chúng tôi có xưởng tại Khu công nghiệp Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội uy tín chất lượng. Khách hàng cũng có thể đến văn phòng tọa lạc tại  Số 21 Trung tâm thương mại chợ Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam để được tư vấn trực tiếp. 

 

Bài viết trên đã giúp khách hàng hiểu rõ về băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết để khách hàng có cơ sở lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp, giá cả phải chăng. Nếu bạn thấy bài viết này có ích đừng quên chia sẻ bài viết nhé. 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *